Nhập cư tị nạn, du học, hay xuất khẩu lao động cần biết: Thực tế hòa nhập và việc làm ở Đức

Đức thiếu hụt lao động chuyên nghành trong y học, điều dưỡng, xây dựng, kỹ thuật, công nghệ tin học, khoa học…, khắp mọi nơi, mọi ngành.

Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức Nancy Faeser (SPD) mong muốn thị trường lao động đầy đủ lao động chuyên ngành Fachkräfte: Chúng tôi muốn những lao động chuyên ngành đến Đức nhanh chóng và có thể bắt đầu. Lao động chuyên ngành là những người tốt nghiệp đại học hoặc đào tạo nghề chuyên ngành ít nhất 2 năm.

Tương quan giữa nhập cư tị nạn và lao động chuyên ngành

Số liệu thống kê của cơ quan lao động liên bang Bundesagentur für Arbeit (BA) cho thấy, gần 352.000 người đã nộp đơn xin tị nạn vào năm ngoái và vào tháng 1 năm 2024, tăng thêm 28.000 người. Với số liệu trên, ít nhất trong suy nghĩ lô gíc, trong số họ và cả những người đã nhập cư trước đây, sẽ có nhiều người đáng kể tham gia thị trường lao động Đức. Tuy nhiên, số liệu thống kê hiện tại từ Cơ quan Việc làm Liên bang (BA) cung cấp cho thấy kết quả đáng suy nghĩ. Số liệu thống kê này được tập hợp từ 8 quốc gia có số người ti nạn đông nhất. Đó là Syria, Afghanistan, Eritrea, Iraq, Iran, Nigeria, Pakistan và Somalia. Việt Nam không nằm trong số này. Vào tháng 1/2024, tổng cộng ở Đức có 1.546.260 người thuộc 8 nước trên trong độ tuổi lao động (từ 15 đến dưới 65 tuổi). Kết quả việc làm của họ được thống kê dưới đây.

Số người làm việc

660.200 người đang làm việc, chiếm 42%. Trong số trên có 566.400 làm việc toàn phần tức có đóng bảo hiểm xã hội, chiếm 85,8%. 93.800 làm thêm tức không đóng bảo hiểm xã hội. Về thành phần, nam giới chiếm 53,6%, phụ nữ là 23,3%.

Họ làm việc chủ yếu trong 5 ngành nghề:

-Thương mại, bán và sửa chữa ô tô: 64.520 (14%).

- Sản xuất: 64.189 (14%).

- Cung ứng và kho bãi: 56.874 (13%).

- Công việc tạm thời: 48.873 (11%).

- Dịch vụ kinh tế khác: 46.920 (11%).

Số người thất nghiệp và nhận nhận Tiền Công dân

Hiện tại có 701.768 người từ 8 quốc gia trên đăng ký tại các trung tâm việc làm trên khắp nước Đức. Trong đó có:

- 287.989 người thất nghiệp (41,0%).

- 51.297 người tham gia các khóa học hòa nhập (7,3%).

- 14.627 người đang tham gia các khóa học tiếng Đức (2,1%).

- 35.659 người thuộc diện hỗ trợ của Trung tâm việc làm (5,1%).

- 109.569 đang đi học hoặc đào tạo (15,6%).

- 76.712 người có việc làm không xin thêm trợ cấp (10,9%).

- 58.248 người đang nuôi con hoặc chăm sóc người thân (8,3%).

Trong số 287.989 người nhập cư thất nghiệp, đại đa số (248.836 người) nhận Tiền Công dân. Vì những người nhập cư có việc làm tham gia một khóa học hội nhập hoặc chăm sóc con cái của họ cũng được hưởng lợi ích này, nên số người nhận Tiền Công dân tăng lên 604.151. Nếu cộng thêm 315.550 người không thể làm việc, chẳng hạn như trẻ em và những người bị hạn chế về sức khỏe, thì tổng cộng có 919.701 người nhập cư nhận tiền công dân, chiếm 59,47% tổng số người tị nạn được cư trú ở Đức.

Trình độ chuyên môn của người thất nghiệp

-Theo Cơ quan Lao động Liên bang BA, tháng 10 năm ngoái, 88 % những người thất nghiệp từ 8 quốc gia trên không có bằng cấp nghề nghiệp.

-Chỉ 4,1% đã học phổ thông hoặc học nghề.

-Chỉ có 6,3% có bằng cấp đại học.

Những nghề nghiệp người nhập cư muốn làm

- 69% (341.183) người nhập cư tìm kiếm việc làm dưới dạng công việc phụ Helferniveau.

- 15 % (74.861) tìm kiếm một công việc như một lao động chuyên ngành Fachkraft.

- 5% (24.155) tìm kiếm một công việc dạng chuyên gia Spezialist oder Experte.

- 11% (55.876) không cho biết nhu cầu về loại công việc.

Những ngành nghề người nhập cư muốn làm

a-Đối với nam giới

- 36.152 người có việc làm trong các công ty cung ứng và vận tải, bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh (21%).

- 12.024 người có công việc lái xe buýt, xe lửa, taxi, xe tải, xe chuyển phát nhanh (7%).

- 10.818 người có việc làm trong lĩnh vực ẩm thực / nhà hàng (6%).

- 9796 có việc làm trong ngành vệ sinh (6%).

- 16.638 không cung cấp bất kỳ thông tin nào (10%).

b- Đối với nữ giới

- 33.615 người có việc làm trong ngành vệ sinh (30%).

- 16.522 người có việc làm trong nhà hàng / nhà bếp (15%).

- 8201 có việc làm trong lĩnh vực dọn phòng, phục vụ gia đình (7%).

- 7984 bán hàng (7 %).

- 13.713 không cung cấp bất kỳ thông tin nào (12%).

Số người thất nghiệp tìm được việc làm

Vào tháng 2.2024, 11.946 người 8 quốc gia trên từ thất nghiệp chuyển sang làm việc trên thị trường lao động toàn phần hoặc tự kinh doanh.

Con số này cao hơn 6,9% so với cùng tháng năm ngoái 2023 (11.170 người), nhưng thấp hơn một chút so với tháng 2/2022 (12.203 người).

Chỉ có 20% mong muốn làm việc như một lao động chuyên ngành

-Hiện tại, gần 40 % trong số 1,546 triệu người trong độ tuổi lao động từ tám quốc gia xin tị nạn sống nhờ Tiền Công dân. Hoặc họ làm việc trong các ngành đòi hỏi trình độ tương đối thấp. Ví dụ, trong ngành cung ứng và vận tải, trong thương mại hoặc trong các lĩnh vực dịch vụ khác.

-Theo BA, 69% người nhập cư tìm kiếm việc làm muốn có một công việc ở cấp độ giúp việc.

- Chỉ có 20% mong muốn có một "công việc đủ điều kiện" như một lao động chuyên ngành.

Hỗ trợ hơn nữa cho người nhập cư

Theo cơ quan Việc làm Liên bang BA, trong năm đầu tiên sau khi đến Đức, chỉ hơn một nửa số người tị nạn có việc làm. Tỷ lệ này tăng lên 70% sáu năm sau khi nhập cư.

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị mở rộng hơn nữa các chương trình hòa nhập và nâng cao trình độ chuyên môn cho người nhập cư. Họ cũng cần được hỗ trợ "phù hợp và có mục tiêu" trong quá trình chuyển đổi sang thị trường lao động toàn phần.

Mọi nỗ lực nên được thực hiện để công nhận và chứng nhận trình độ chuyên môn và giáo dục đại học của người tị nạn, cũng như trình độ của họ có được thông qua kinh nghiệm chuyên môn. Đây là cách duy nhất để mở rộng khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm toàn phần cho người tị nạn.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang